Tri thức cơ bản về bát quái. Quan niệm tư tưởng. Nguồn gốc văn hóa của bát quái. Phụ lục: Chu dịch nhân sinh quyết sách chhỉ nam.
Trong thế giới hiện đại, khoa học và công nghệ đã trở thành yếu tố sống còn đối với xã hội, kinh tế và môi trường. KH&CN có thể giúp tạo dựng một xã hội phồn vinh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc khai thác có hiệu quả công nghệ đã trở thành một yếu tố quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, và các vấn đề môi trường toàn cầu (sự thay đổi khí hậu do hiệu ứng “nhà kính”, sự ô nhiễm đại dương, v.v...) đang nổi lên như những đe doạ lớn đối với sự tiến bộ của loài người. Để đối phó với những thay đổi này, hệ thống KH&CN phải có khả năng thay đổi phù hợp hoặc thích nghi các công nghệ hiện có, hoặc phát triển và ứng dụng các công nghệ mới. Với ý nghĩa đó, giá trị của Technology Foresight - TF (nhìn trước công nghệ) chính là cung cấp cho chúng ta một cơ hội đã được cân nhắc để nhìn trước và xem xét vai trò cần có của KH&CN trong tương lai.
Trong khi Mỹ đang tiếp tục phát triển chính sách và hợp tác trong triển khai khoa học và công nghệ nano thông qua việc hỗ trợ mạnh mẽ trong điều hành và chính sách của Chính phủ cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn nước Mỹ, thì EC và khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang theo sát Mỹ trong định hướng xây dựng chính sách và xây dựng cơ sở hạ tầng cho chính mình. Diễn đàn về nano châu Âu 2003 được tổ chức vào 9-12/12/2003 tại Trieste (Italia) đã thông báo rõ ràng rằng EC phải thực hiện nhiều hơn nữa các biện pháp chiến lược sao cho không thể tụt hậu so với Mỹ và Nhật. TS. E. Andreta, Giám đốc Các Công nghệ Công nghiệp (EU) đã nhẤnmạnh rằng kiến thức phải được chia sẻ trên phạm vi quốc tế và EU sẽ mở rộng mạng lưới của nó không chỉ trong khối EU, mà còn kết nối với Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương, và các châu lục khác. Kế hoạch Nghiên cứu và Triển khai công nghệ nano thế kỷ 21 được thông qua tháng 12/2003 tại Quốc hội Mỹ, đã tuyên bố “Đảm bảo sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ nano” và “Đi đầu của Mỹ trong năng lực sản xuất và cạnh tranh công nghiệp do có đầu tư ổn định, thích hợp và được điều phối cho các nghiên cứu dài hạn về khoa học và kỹ thuật công nghệ nano”. Chúng ta đang nhìn thấy công nghệ nano ngày một đang trở thành mục tiêu theo đuổi toàn cầu và đang phát triển mạnh mẽ. Sự dẫn đầu của Mỹ trong R&D công nghệ nano đã làm tăng đầu tư cho lĩnh vực này trên khắp thế giới, thôi thúc thực hiện hàng loạt chương trình nghiên cứu và các sáng kiến quốc gia mới của thế giới. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực có sự phát triển kinh tế nhanh, với sự nhiệt tình và năng động so với Mỹ, với sự đa dạng về văn hóa và truyền thống so với EU, chúng ta phải bắt đầu hợp tác làm việc với nhau theo phương thức phối hợp và liên kết chặt chẽ hơn. Chúng ta phải trau dồi kiến thức nghiên cứu đa ngành một cách đúng đắn và phải xây dựng sự lãnh đạo toàn cầu về phát triển KH&CN nano thông qua sự phối hợp và hợp tác của khu vực một cách chiến lược hơn. Chúng ta hy vọng rằng Hội nghị Diễn đàn Thượng đỉnh về nano của châu Á (ANFoS2004) sẽ đưa tất cả chúng ta đến một tương lai tốt đẹp hơn cho khu vực.
Đặt vấn đề Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã khảng định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000-2010 là: Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, trong văn kiện cũng nhấn mạnh Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ là một trong ba mũi đột phá trong giai đoạn tới. Đây là sự lựa chọn đúng đắn, thể hiện nguyện vọng và ý chí của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm vượt lên chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình chỉ đạo thực hiện trong thực tế, đâu đó vẫn còn những băn khoăn, trăn trở, chẳng hạn như: Mặc dù, xét về mặt lý thuyết và kinh nghiệm lịch sử, khả năng lựa chọn con đường công nghiệp hóa rút ngắn là hoàn toàn có thể, nhưng những vấn đề gì cần đặc biệt lưu ý để có thể biến tiềm năng thành hiện thực trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay và hoàn cảnh, điều kiện tương đối đặc thù của Việt Nam lại là bài toán không đơn giản. Mặc dù nhiều người đều chia sẻ quan điểm cho rằng trong bối cảnh mới hiện nay, công nghệ đã trở thành yếu tố có ý nghĩa chiến lược, cả ở tầm quốc gia và doanh nghiệp. Nhưng, trong điều kiện của các nước chậm phát triển đi sau như nước ta, những tiền đề, điều kiện gì cần phải đặc biệt lưu ý để có thể sớm biến khoa học và công nghệ (KH&CN) như là ĐỘNG LỰC, CƠ SỞ cho việc lựa chọn và thực thi con đường công nghiệp hóa rút ngắn như mong đợi? Một hiện tượng khác cũng rất đáng được quan tâm phân tích. Tại các cuộc gặp mặt hàng năm giữa Thủ tướng Chính phủ, Phan Văn Khải, với đại diện các doanh nghiệp, mặc dù Thủ tướng đã nhiều lần gợi ý, nhưng các doanh nghiệp lại ít quan tâm tới vấn đề đổi mới công nghệ, mà chủ yếu vẫn THAN PHIỀN về môi trường cạnh tranh, chính sách thuế khoá, mặt bằng sản xuất, thủ tục hải quan, giá dịch vụ, v.v... Phải chăng đối với họ, có nhiều vấn đề bức xúc hơn đổi mới công nghệ? Hoặc chừng nào những vấn đề liên quan tới môi trường kinh doanh chưa được cải thiện, thì khó có thể bàn tới vấn đề đổi mới công nghệ? Để trả lời những câu hỏi nêu trên, cần phải tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, tập hợp trí tuệ của cả giới nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Đồng thời, cũng cần có thời gian, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Trong khuôn khổ hạn chế của tổng luận này, chúng tôi chỉ xin đề cập tới một số nội dung sau: 1. Một số bài học gợi suy đối với các nước đi sau từ kinh nghiệm rút ngắn khoảng cách công nghệ của bốn con rồng châu á (Đài Loan, Hàn quốc, Hồng Kông, Singapo). 2. Kinh nghiệm rút ngắn khoảng cách công nghệ của Hàn Quốc. 3 Một số vấn đề cần lưu ý trong lựa chọn con đường công nghiệp hóa rút ngắn trong bối cảnh mới hiện nay đối với Việt Nam. 4. Một vài đề xuất và khuyến nghị bước đầu về một số nhân tố có ảnh hưởng tới khả năng rút ngắn khoảng cách công nghệ ở Việt Nam.
Tổng quan kinh tế Trung Quốc. Những mục tiêu tăng trưởng tới năm 2020-2025. Quan hệ kinh tế quốc tế.
Vấn đề đánh giá khoa học và công nghệ (KH&CN) đã và đang được nhiều nước, tổ chức quốc tế trên thế giới quan tâm, đặc biệt là những nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Trong số đó, có các nước lớn có quan hệ truyền thống với Việt Nam như Nga, Trung Quốc, một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Đài Loan, v.v... rất quan tâm đến việc triển khai công tác đánh giá KH&CN. Để giúp độc giả có thêm thông tin về công tác đánh giá KH&CN, kinh nghiệm điển hình của các tổ chức quốc tế, của các nước công nghiệp phát triển, các nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, quản lý hoạt động đánh giá KH&CN và phương pháp tính toán tác động của tiến bộ KH&CN đối với tăng trưởng kinh tế, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia giới thiệu Tổng luận "CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ". Đây là một vấn đề rất mới, có tính thời sự, đang được giới KH&CN, các nhà lãnh đạo, các cơ quan quản lý KH&CN quan tâm. Hy vọng rằng, Tổng luận này sẽ cung cấp được những thông tin bổ ích đối với những độc giả đang nghiên cứu sâu về vấn đề này.
Định lượng hoạt động khoa học và công nghệ. Những chỉ tiêu thống kê khoa học và công nghệ. Thống kê khoa học và công nghệ của một số tổ chức quốc tế
Vai trò và ý nghĩa của trang thiết bị nghiên cứu khoa học. Tình hình đầu tư và khai thcá trang thiết bị nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Kinh nghiệm của một số nước về đầu tư và khai thác trang thiết bị nghiên cứu khoa học
Thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước là vấn đề đã được quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ, cũng như đã được nhấn mạnh ở chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010. Đồng thời, kinh nghiệm thế giới và thực tế đổi mới đang diễn ra đã cho thấy đây là mộtư vấn đề phức tạp. Với mục tiêu cung cấp thông tin về vấn đề này, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia tổ chức biên soạn và giới thiệu Tổng luận Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước. Nội dungTổng luận được đề vcấp đến các vấn để chính: Tổng quan kinh nghiệm nước ngoài về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước. Vấn đề tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước ở Việt Nam.
Trong nửa thế kỷ qua, tận dụng có hiệu quả những thành tựu vĩ đại của các làn sóng đổi mới công nghệ nảy sinh trong cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại đang diễn ra hiện nay, nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã có những bước tiến nhảy vọt về lượng và chất. Nhờ vậy, bước vào thế kỷ 21, vị thế của các nước này trên bản đồ kinh tế thế giới đã có nhiều cải thiện đáng kể. Ngoài việc xác lập được một chính sách khoa học-công nghệ quốc gia đúng đắn, với quyết tâm đầu tư cao vào công tác nghiên cứu và phát triển, một trong những bí quyết giành thắng lợi của những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao là tầm nhìn chiến lược trong đường lối và chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực khoa học-công nghệ và trọng dụng nhân tài. Việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm các nước trong lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam đang trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Để giúp bạn đọc hình dung được chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực khoa học-công nghệ của các nước trong khu vực