Những vấn đề chung về công nghệ - chuyển giao công nghệ. Kinh nghiệm quốc tế về tiếp nhận và chuyển giao công nghệ. Kinh nghiệm một số nước về thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Ngày đăng: Thứ Bảy, 21/06/2025 09:49:56 | Số trang: 66 | Nguồn: Hà Nội: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công Nghệ quốc gia. - Số 3/2005

Tải về

Một cuộc cách mạng nông nghiệp mới đang bắt đầu diễn ra trên thế giới, được gọi là Cách mạng Gen. Liệu cuộc cách mạng này có trở thành hiện thực và có khả năng giúp thế giới giải quyết được những vẫn đề luôn được quan tâm hàng đầu là an ninh lượng thực bền vững và phát triển ổn định kinh tế-xã hội hay không ? Nếu như cuộc Cách mạng Xanh, diễn ra cách đây khoảng 40 năm, đã giúp thế giới thoát được nguy cơ thiếu lương thực ở các nước đang phát triển, thì đến nay nó cũng bộc lộ một số nhược điểm như vấn đề môi trường và xã hội. Do vậy, mục tiêu của cuộc cách mạng mới này, ngoài việc tăng năng suất sản xuất lương thực, còn phải đảm bảo cho môi trường trong lành và quan tâm đến lợi ích của những người chịu thiệt thòi. Những bài học của cuộc Cách mạng Xanh sẽ rất quý giá cho việc triển khai cuộc cách mạng mới này. Nhưng cũng vì đó mà cuộc cách mạng mới này sẽ phải vượt qua nhiều thách thức hơn để có thể thực sự là cách mạng theo đúng ý nghĩa của nó. Mặc dù là nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới, nhưng để đảm bảo an ninh lương thực, cũng như theo đuổi một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam không thể đứng ngoài trào lưu này. Việt Nam sẽ đón nhận cuộc cách mạng này như thế nào ? Để giúp bạn đọc có thể nhận diện và hiểu rõ hơn những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng nông nghiệp mới này.

Ngày đăng: Thứ Bảy, 21/06/2025 09:49:56 | Số trang: 53 | Nguồn: Hà Nội: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công Nghệ quốc gia. - Số 4/2005

Tải về

Mối quan hệ gắn kết nghiên cứu với sản xuất hiện đại. Điều kiện, đặc điểm, vấn đề nảy sinh gắn kết nghiên cứu với sản xuất. Lực lượng khoa học thời đại ,mới. Vấn đề gắn kết nghiên cứu với sản xuất ở Trung Quốc và Việt Nam

Ngày đăng: Thứ Bảy, 21/06/2025 09:49:56 | Số trang: 42 | Nguồn: Hà Nội: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công Nghệ quốc gia. - Số 5/2005

Tải về

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong vòng hai thập kỷ qua đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nếu tính theo tỷ trọng nước này đóng góp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Trung Quốc đang ngày càng trở thành một địch thủ cạnh tranh toàn cầu về các ngành công nghiệp công nghệ cao. Nếu xét về giá trị tuyệt đối của các nguồn lực mà Trung Quốc dành cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R-D), cộng thêm với số nhân lực R-D dồi dào, lớn thứ hai thế giới (chỉ đứng sau Mỹ) cũng đủ cho thấy Trung Quốc đang là một nước lớn trên thế giới về KH&CN. Trung Quốc đang đặt ra mục tiêu đầy tham vọng sẽ trở thành một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về khả năng cạnh tranh KH&CN vào năm 2010. Với chiến lược Mang lại sức sống mới cho đất nước bằng khoa học và giáo dục, Chính phủ Trung Quốc đang tập trung mọi nguồn lực, thông qua các biện pháp chính sách nhằm cải tổ sâu thêm hệ thống KH&CN trong nước, thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới quốc gia, thực hiện các chương trình R-D chủ chốt nhằm đạt được mục tiêu nêu trên. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin và tầm nhìn tổng quát về tiến trình cải tổ hệ thống KH&CN của Trung Quốc, nhằm đưa KH&CN trở thành một lực lượng sản xuất then chốt, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới và tăng trưởng nền kinh tế đất nước, Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia biên soạn và giới thiệu.

Ngày đăng: Thứ Bảy, 21/06/2025 09:49:56 | Số trang: 40 | Nguồn: Hà Nội: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công Nghệ quốc gia. - Số 6/2005

Tải về

Trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, Bắc Phi cung cấp 2/3 sản lượng ngũ cốc cho thành Rôm. Phần lớn thức ăn thừa có chứa dinh dưỡng và chất hữu cơ đều đổ xuống Địa Trung Hải, chứ không quay lại ruộng đồng Bắc Phi. Đến giữa thế kỷ thứ ba, chính dòng dinh dưỡng một chiều từ đất trồng ngũ cốc và chất hữu cơ ngày càng cạn kiệt này của Bắc Phi đã góp phần làm cho suy thóai môi trường và kinh tế của khu vực. Năm 1876, từ những phát hiện trong nghiên cứu lịch sử nông nghiệp Bắc Phi, Nhà hóa học người Đức, Justus von Liebig, đã phát minh ra phân bón hóa học. Phát minh của ông nhằm giúp các thành phố phát triển nhanh ở Châu Âu không bị lệ thuộc vào dòng dinh dưỡng và chất hữu cơ một chiều đó. Một tấn phân bón nhân tạo chứa một lượng dinh dưỡng gấp hàng chục tấn chất hữu cơ và dễ vận chuyển. Các thành phố có thể mở rộng và lương thực có thể nhập khẩu từ các nước khác mà chẳng phải lo chuyển rác và bùn cống đô thị trở lại ruộng đồng. Cuối cùng, rác và bùn cống đã trở thành chất thải bị loại bỏ chứ không tái sử dụng để bón cho đất. Ngày nay, hơn 3 tỷ người – một nửa số dân thế giới - sống trong các thành phố và ngày càng lệ thuộc quá nhiều vào các dòng dinh dưỡng và chất hữu cơ một chiều. Lệ thuộc vào các dòng tuyến tính thay vì “vòng” hữu cơ khép kín truyền thống đã dẫn đến cái giá quá đắt, mà con người phải trả. dòng chảy bề mặt chứa phân bón gây ô nhiễm nước uống. Bón đạm quá mức làm suy giảm tính đa dạng loài của một số hệ sinh thái trên cạn. Chất lượng chất hữu cơ bị giảm và các bệnh thực vật lan tràn. Đời sống thủy sinh ở sông ng̣i, ao hồ và đầm phá bị ngạt thở bởi tảo nở do Ni tơ và Phốt pho ṛ rỉ từ đất trồng. Tóm lại, phá vỡ các dòng tuần Hoàn dinh dưỡng (chủ yếu hỗ trợ sinh trưởng của thực vật) và các dòng chất hữu cơ (chủ yếu hỗ trợ cho sự giàu dinh dưỡng của đất trồng) đã gây ra những vấn đề nan giải mới cho con người. Mặt khác, các nguồn dinh dưỡng và chất hữu cơ tự nhiên trong chất thải ngày càng khó loại bỏ một cách an toàn. Các bãi chôn lấp chất thải rắn ở nhiều nước không chỉ sắp hết công suất mà còn làm rò rỉ hóa chất độc hại vào nước ngầm và khí mê tan vào khí quyển. Rác thải chất đống trên đường phố ở nhiều nước đang phát triển, đổ bừa bãi hoặc đổ lẫn với các hóa chất công nghiệp xuống cống rãnh. Các hệ thống cống thành phố vừa đắt vừa sử dụng nhiều nước. Hố xí dội nước chiếm 20-40% mức nước sử dụng sinh hoạt ở các thành phố thuộc các nước phát triển, trở thành một loại phương tiện xa xỉ mà các thành phố thiếu tài chính và khan hiếm nước ở thế giới đang phát triển khó có thể chịu nổi. Khép kín vòng hữu cơ có thể giúp loại bỏ mọi vấn đề nan giải đó. Rác thải đô thị như thức ăn thừa, giấy, lá cây v.v..., có thể đem ủ phân compost, bón cho đất để cải thiện kết cấu đất trồng, cung cấp dinh dưỡng, kiềm chế dịch bệnh, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước. Tái chế chất thải còn giúp giảm bớt áp lực về nhu cầu xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tốn kém và sử dụng đất. Những tiến bộ đạt được trong tái chế chất thải đang thay đổi cách nhìn nhận của con người – chất thải là một nguồn tài nguyên chứ không phải là thứ bỏ đi. Quan điểm này ngày càng được công đồng quốc tế thừa nhận, khi mà nhu cầu về tài nguyên trên thế giới ngày càng tăng do dân số, đô thị hóa và phát triển kinh tế đang gia tăng. Tuy nhiên, việc chuyển dịch sang cách tiếp cận giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế (3R- Reduce, Reuse, Recycle) đòi hỏi phải tăng cường công tác giáo dục để nâng cao nhận thức ở mọi cấp. Các nhà hoạch định chính sách và người dân phải biết cách quản lý chất thải sao cho chất thải có thể tái sử dụng và tái chế hiệu quả nhất. Các cơ sở xử lý chất thải như làm phân compost, cần phải thiết kế các sản phẩm sao cho đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của nhiều loại đất và cây trồng khác nhau. Nông dân cần phải hiểu tác dụng của phân bón vi sinh đối với đất canh tác để tránh lạm dụng phân bón hóa học. Người tiêu dùng phải nhận thức được việc sử dụng các sản phẩm và Vật liệu tái chế là trách nhiệm của mình đối với các thế hệ tương lai. Trước sức ép của chất thải ngày càng gia tăng, nhất là ở các khu vực đô thị lớn. Cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường công tác quản lý chất thải một cách hiệu quả, nhưng vẫn còn nhiều thách thức mới đang đặt ra. Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác trên thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề chất thải hết sức nan giải. Nếu như chúng ta không nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, không có chiến lược toàn diện về quản lý chất thải, thì hậu quả sẽ khôn lường. Để có những thông tin định hướng về vấn đề này chúng tôi đưa ra một số quan điểm và phương pháp về quản lý chất thải, chủ yếu nhấn mạnh vào một số biện pháp quản lý và thúc đẩy ngăn ngừa phát sinh, tái sử dụng và tái chế từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin để tham khảo vấn đề nêu trên, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn và xuất bản Tổng luận Xây dựng một xã hội tái chế. Hy vọng, Tổng luận này sẽ mang đến bạn đọc những thông tin bổ ích liên quan đến việc xây dựng các mẫu hình tiêu thụ và sản xuất bền vững thông qua cách tiếp cận giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải nhằm xây dựng một xã hội tuần Hoàn vật chất và bền vững về mặt môi trường. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia

Ngày đăng: Thứ Bảy, 21/06/2025 09:49:56 | Số trang: 53 | Nguồn: Hà Nội: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công Nghệ quốc gia. - Số 7/2005

Tải về

Nội dung cơ bản của công nghệ vũ trụ. Mục tiêu, mục đích phát triển công nghệ vũ trụ của một số quốc gia. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ ở Việt Nam.

Ngày đăng: Thứ Bảy, 21/06/2025 09:49:55 | Số trang: 34 | Nguồn: Hà Nội: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công Nghệ quốc gia. - Số 8/2005

Tải về

Cách trồng, bộ phận dùng, công dụng, bài thuốc

Ngày đăng: Thứ Bảy, 21/06/2025 09:49:55 | Số trang: 61 | Nguồn: Cây rau cây thuốc. - Tái bản lần thứ năm. - Hà Nội: y học, 2005. - 61 trang

Tải về

Vải địa kỹ thuật. Phương pháp thử các tính chất cơ Lý

Ngày đăng: Thứ Bảy, 21/06/2025 09:49:55 | Số trang: 64 | Nguồn: Hà Nội, 1996. - 64 trang

Tải về

Bê tông thủy công và các Vật liệu dùng cho bê tông thủy công. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Ngày đăng: Thứ Bảy, 21/06/2025 09:49:55 | Số trang: 66 | Nguồn: Hà Nội, 2002. - 66 trang

Tải về

Quy trình thi công và nghiệm thu khớp nối biến dạng

Ngày đăng: Thứ Bảy, 21/06/2025 09:49:55 | Số trang: 36 | Nguồn: Hà Nội, 1996. - 36 trang

Tải về