Báo cáo bao gồm các đề tài nhánh về nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm Trichoderma, tuyến trùng sinh học EPN, Momosertatin; Nghiên cứu sản xuất và sử dụng thuốc trừ bệnh Ditacin và Ketomium để phòng trừ nấm và vi khuẩn gây hại côn trùng; Xây dựng mô hình ứng dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật tại Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình
Báo cáo bao gồm các đề tài nhánh: nghiên cứu sản xuất, sử dụng thuốc sâu sinh học NPV, V-Bt trừ sâu hại cây trồng. Nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm NPV, VBt, Bt, Beauveria và Metarhizium
Tổng quan tình hình nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật trong nước và trên thế giới. Nghiên cứu cơ chế đối kháng và diệt côn trùng của các chủng vi sinh vật. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất sử dụng thuốc sâu sinh học đa chức năng để phòng trừ dịch hại trên một số loại cây trồng nông lâm nghiệp. Đánh giá hiệu quả chế phẩm đối với các loại sâu bệnh hại cây trồng. Xây dựng mô hình ứng dụng thuốc trừ sâu sinh học trong hệ thống phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng tại các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng v.v...
Luận chứng sự cần thiết phải nghiên cứu các hành vi, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê (TK), đánh giá kết quả thực hiện nghị định 39/CP, đồng thời xác định được những hành vi, hình thức và mức phạt các vi phạm cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả về vi phạm hành chính trong lĩnh vực TK. Kiến nghị về thẩm quyền, thủ tục, phạm vi, đối tượng xử phạt, cơ chế giám sát, thanh tra và kiểm tra các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Đánh giá thực trạng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện chế độ báo cáo tổng hợp áp dụng đối với bộ, ngành. Đưa ra những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng chế độ báo cáo và nhu cầu thông tin đối với từng bộ, ngành tạo tiền đề cho việc xây dựng chế độ báo cáo
Làm rõ các khái niệm, định nghĩa về chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, kết quả, tác động đến các mục tiêu phát triển và mối liên hệ giữa chúng; Trên cơ sở vận dụng cách tiếp cận trên để xem xét, phân loại các chỉ tiêu trong mục tiêu phát triển của Việt Nam đến 2010, có xem xét đến khả năng thực hiện, phương pháp thu thập thông tin, tần suất thu thập số liệu, cơ quan thực hiện và cấp thực hiện; Đưa ra một số kiến nghị về công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển của Việt Nam và chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo
Đánh giá thực trạng việc vận dụng và thực hiện một số chính sách cán bộ trong ngành thống kê. Đưa ra phương hướng và biện pháp vận dụng thực hiện một số chính sách cán bộ như: chính sách đào tạo, bổ nhiệm, tiền lương, hưu trí, thôi việc trong ngành thống kê
Nghiên cứu nội dung, cấu trúc hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu của một số nước và của Liên Hiệp Quốc. Đánh giá thực trạng hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu của Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất nguyên tắc, tiêu thức, cấu trúc, nội dung của hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu của Việt Nam. Nghiên cứu đánh mã ngành sản xuất, mã của danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ tương thích với sản phẩm. Nghiên cứu xây dựng bảng phân loại sản phẩm chủ yếu của Việt Nam
Đánh giá thực trạng, quy trình biên soạn tổng sản phẩm trong tỉnh và những nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa số liệu tổng hợp của Trung ương và địa phương. Nghiên cứu cải tiến quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Đưa ra kiến nghị về giải pháp tổ chức thực hiện cải tiến qui trình và phương pháp biên soạn GDP trong tỉnh, thành phố
Nêu kinh nghiệm của FAO và Nhật Bản về xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu thống kê lâm nghiệp. Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu thống kê lâm nghiệp hiện hành. Đề xuất cải tiến hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu thống kê lâm nghiệp