Ứng dụng kinh tế môi trường để nghiên cứu và đánh giá diễn biến tài nguyên môi trường vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Báo cáo đã tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng của cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay. Nêu các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án, bằng trọng tài và hoà giải. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay. Các phân tích, đánh giá của nhóm nghiên cứu dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm nước ngoài có chọn lọc và những số liệu từ thực tiễn của Việt Nam
Đã đưa ra các quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường (TPMT). Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm xâm hại môi trường; Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về TPMT; trách nhiệm hình sự đối với TPMT theo pháp luật hiện hành ở nước ta. Đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự về TPMT và các biện pháp bảo đảm thực hiện như: dự báo về tình hình tội phạm trong thời gian tới, hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm môi trường; hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến các TPMT, các biện pháp bảo đảm thực hiện
Đã đưa ra các vấn đề lý luận về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và xử lý nợ quốc gia như: khái niệm về ODA, phân loại ODA, giới thiệu về tập đoàn ngân hàng thế giới (WBG) và việc vay vốn ODA của WBG, quy định cụ thể của WB về vay và quản lý vốn, xử lý nợ quốc gia qua câu lạc bộ Paris và Luân Đôn. Một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình cấp ý kiến pháp lý: các vấn đề cần khẳng định trong văn bản ý kiến pháp lý, vấn đề bảo đảm và bảo lãnh an toàn, cấp ý kiến pháp lý cho các dự án có sử dụng vốn của các tổ chức tài chính quốc tế, ý kiến pháp lý cho các khoản vay thương mại nước ngoài, ý kiến pháp lý cho các hồ sơ, tài liệu xử lý nợ của Việt Nam qua CLB Luân Đôn. Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về cấp ý kiến pháp lý đối với các khoản vay nước ngoài
Đã nghiên cứu phân tích các điều kiện lịch sử cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của Triều đại Lê-Sơ đã tạo nên cơ sở hình thành và tồn tại của Quốc Triều Hình luật (QTHL); Phân tích các giá trị của Bộ luật dưới quan điểm khoa học luật chuyên ngành hiện đại. Báo cáo không chỉ dừng lại ở chỗ nêu cao lòng tự hào dân tộc với các giá trị của QTHL mà còn đặt vấn đề liên hệ trực tiếp với việc tiếp tục thừa kế, phát huy những giá trị của QTHL trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
Đã xác định vị trí, vai trò của ban tư pháp và đội ngũ cán bộ tư pháp (CBTP) cấp xã. Nêu thực trạng về tổ chức và hoạt động của tư pháp cấp xã, thực trạng đội ngũ CBTP cấp xã về số lượng, cơ cấu và chất lượng, đánh giá ưu, khuyết điểm, kết quả và tồn tại. Đánh giá thực trạng công tác quản lý CBTP cấp xã: cơ cấu, chức danh và tiêu chuẩn CBTP cấp xã, tuyển chọn, sắp xếp cán bộ, chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng CBTP cấp xã. Đưa ra phương hướng và các giải pháp để kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBTP cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay
Đề tài nghiên cứu một số vấn đề pháp luật kinh doanh và đầu tư của các nước ASEAN; Nghiên cứu khung pháp luật của tổ chức ASEAN trong lĩnh vực thương mại và đầu tư để làm rõ những yêu cầu và xu hướng hoàn thiện pháp luật quốc gia nhân thực hiện các cam kết thương mại đầu tư; Phân tích so sánh 5 vấn đề: Pháp luật hợp đồng của các nước ASEAN; Pháp luật công ty; Pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài; Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư của các nước ASEAN. Trên cơ sở này bước đầu đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật kinh doanh và đầu tư của Việt Nam và việc thực hiện pháp luật về đầu tư kinh doanh trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế
Báo cáo đã làm rõ khái niệm, lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra tư pháp và nêu các đặc trưng cơ bản của thanh tra tư pháp (TTTP); Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của TTTP. Nêu các mối quan hệ của TTTP với các cơ quan, tổ chức có liên quan khác. Đánh giá hiệu quả tổ chức và hoạt động của TTTP và nêu các yêu cầu đặt ra đối với TTTP trong giai đoạn mới. Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của TTTP. Các giải pháp đưa ra được lý giải trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ mới về hoạt động và tổ chức bộ máy của TTTP
Nghiên cứu, bình luận khoa học từ điều 202 đến điều 344 của Bộ luật; Phân tích, so sánh, bình luận nội dung của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1999 theo từng chế định và các Điều luật cụ thể nhằm phản ánh đúng đắn, đầy đủ nội dung, tinh thần của các Điều luật, làm nổi bật những nét mới so với Bộ luật hình sự 1985; Phân tích những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn thi hành Bộ luật; KQNC của đề tài giúp các cán bộ cơ quan tư pháp có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thống nhất về việc áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn
Nghiên cứu, bình luận khoa học từ điều 78 đến điều 201; Phân tích, so sánh, bình luận nội dung của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1999 theo từng chế định và các Điều luật cụ thể nhằm phản ánh đúng đắn, đầy đủ nội dung, tinh thần của các Điều luật, làm nổi bật những nét mới so với Bộ luật hình sự 1985; Phân tích những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn thi hành Bộ luật; KQNC của đề tài giúp các cán bộ cơ quan tư pháp có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thống nhất về việc áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn